Vương quốc Campuchia và triển vọng đầu tư của TKV

Campuchia nằm ở phía tây nam bán đảo Indochina. Diện tích khoảng 181.035 km2, chỉ có 20% diện tích đất dùng cho nông nghiệp còn lại là rừng và đất bỏ hoang. Tổng chiều dài đường biên giới 2.615 km, trong đó đường biên với Việt Nam khoảng 1.270 km về phía đông và đông nam; với Thái Lan 805 km và với Lào 540 km về phía tây và phía bắc, có 435 km bờ biển bên vịnh Thái Lan về phía đông nam. CPC có 20 tỉnh với 172 huyện và 1547 xã…
Campuchia nằm ở phía tây nam bán đảo Indochina. Diện tích khoảng 181.035 km2, chỉ có 20% diện tích đất dùng cho nông nghiệp còn lại là rừng và đất bỏ hoang. Tổng chiều dài đường biên giới 2.615 km, trong đó đường biên với Việt Nam khoảng 1.270 km về phía đông và đông nam; với Thái Lan 805 km và với Lào 540 km về phía tây và phía bắc, có 435 km bờ biển bên vịnh Thái Lan về phía đông nam. CPC có 20 tỉnh với 172 huyện và 1547 xã…
ĐÔI NÉT VỀ ĐẤT NƯỚC CAMPUCHIA
CPC thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 27,70C và nhiệt độ trung bình cao vượt quá 300C thường rơi vào các tháng nóng nhất – tháng 4 và tháng 5.
CPC có hệ thống hiến pháp quân chủ lập hiến. Đứng đầu là vua – biểu tượng của sự đoàn kết và thống nhất dân tộc. Vua hiện nay là Norodom Sihamoni, lên ngôi năm 2004. Hiến pháp CPC chấp nhận đường lối chính trị dân chủ và đa nguyên. Nhân dân CPC tự làm chủ đất nước.
Hệ thống quyền lực được phân định rõ giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hành pháp do thủ tướng Hun Sen đứng đầu (từ 1985 đến nay) và có 7 phó thủ tướng; các thành viên chính phủ do vua ký sắc lệnh bổ nhiệm. Về lập pháp, tồn tại lưỡng viện gồm quốc hội và thượng viện. Hiện nay quốc hội đang là nhiệm kỳ 3 có tổng số 123 ghế, bầu cử theo chế độ phổ thông đầu phiếu.
Cuộc bầu cử quốc hội và nghị viện được tiến hành vào các năm 2004 và 2006. Đảng dân chủ nhân dân (the Cambodian People’s Party – CPP) chiếm đa số ghế trong quốc hội (73), đảng PUNCIPEC 26 ghế và đảng Sam Raisy Party (SRP) chiếm 24 ghế. Hiện nay chủ tịch quốc hội là Xam đéc Heng Samrin, nhiệm kỳ quốc hội 5 năm. Thượng viện có 61 ghế, trong đó 2 ghế do vua và 2 ghế do quốc hội chỉ định; đảng CPP có 45 ghế, PUNCIPEC 10 và SRP 2. Chủ tịch thượng viện do Xam đéc Chea Sim đứng đầu. Về tư pháp, bao gồm hội đồng thẩm phán tối cao, toà án tối cao và các toà án địa phương.
CPC tham gia vào tổ chức Liên hợp quốc năm 1995, ASEAN -1999, WTO – 2004 và các tổ chức quốc tế khác như: FAO, IMF, Interpol, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, WHO, v.v.
Theo tài liệu thống kê năm 2006, dân số CPC khoảng 14 triệu người với tốc độ phát triển 1,8%/năm. Trong đó khoảng 5% là người Việt và Trung Quốc. Còn lại số ít là người Cham và Burmese. Thủ đô Phnom Penh là Tp lớn nhất đất nước có khoảng 1,1 triệu người. Ngoài Phnom Penh còn có 3 thành phố lớn khác là Kômpông Som (Sihanoukvile), Kép và Pailin. Tỉnh đông dân nhất là tỉnh Kômpông Chàm. Số dân sống ở các vùng nông thôn chiếm 85-90%.
Hệ thống giáo dục CPC cũng giống như ở VN, hệ tiểu học từ lớp 1-6, THCS từ lớp 7-9 và THPT từ lớp 10 đến lớp 12. Tỷ lệ đi học hệ THCS chỉ chiếm 40% còn THPT chỉ khoảng 10%.
Người CPC sống kín đáo, giản dị và nhã nhặn. Họ thường chào nhau theo kiểu truyền thống – chắp hai tay vào nhau như cầu nguyện, đầu hơi cúi xuống. Họ coi trọng gia đình, coi đó là hạt nhân. Trong gia đình người phụ nữ đóng vai trò chính. Gia đình bên vợ quan trọng hơn gia đình bên chồng. Khi đi dự đám cưới nên mặc quần áo nhiều màu sắc, tránh mặc màu đen và trắng. Đám cưới thường được mời 9 nhà sư đến làm lễ từ sáng sớm. Người CPC theo đao phật tin rằng mọi người không thể tránh khỏi cái chết và họ tin vào một cuộc sống sau khi chết và sự đầu thai. Khi một người chết đi nếu chết tại nhà thì gia đình giữ lại xác của người thân từ 3 đến 7 ngày sau đó mới thiêu đốt, còn nếu bị chết ở ngoài thì xác được đưa vào trong chùa để 1 tuần lễ sau đó mới hoả táng.
Đồng tiền chính thức của CPC là đồng riel. Đồng đô la Mỹ được sử dụng rộng rãi trong giao dịch buôn bán trên thị trường. Ngoài ra đồng tiền Việt Nam và đồng bath Thái Lan được dùng ở các vùng biên giới.
Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng GDP của CPC tăng liên tục đạt 13,4% năm 2005, 10,8% năm 2006 và 9,5% năm 2007. GDP đạt khoảng 6,2 tỷ USD. Thu nhập đầu người tính bằng USD tăng liên tục từ năm 1998. GDP theo đầu người năm 2005 đạt 448 USD, và năm 2006 là 513.
Lạm phát duy trì ở mức một con số: 6,8% năm 2005, 4,8% năm 2006 và 3,0% năm 2007, không phụ thuộc vào việc giá dầu nhập khẩu ở mức cao.
Khoáng sản CPC có nhiều loại như: đá sa phia, ru-bi, thạch anh, ziecon, opal… có nhiều ở tỉnh Prear Vihear, Pursat, Ratanakiri. Quặng sắt ở tỉnh Prear Vihear, Steung Treng, Siem Riep, Battambang. Măng gan tỉnh Prear Vihear. Bô-xít tỉnh Mondulkiri, Battambang. Antimouny tỉnh Pursat. Vàng phân bố nhiều ở tỉnh Siem Riep, Prear Vihear, Rattanakiri, Battambang. Gần đây CPC đã tìm thấy dầu mỏ ngoài vịnh Thái Lan và Biển Hồ. Ngoài ra, CPC còn có nhiều mỏ đá vôi, sét, granite, đá hoa cương phục vụ làm vật liệu xây dựng…
Qua nhiều tài liệu của Pháp, Nga và Trung Quốc cho thấy, có nhiều dấu vết than nằm rải rác ở một số tỉnh như: Steung Treng và Koh kong, Kratie, Kampot và Prear Vihear. Đã tìm thấy khoảng 27 vỉa than có chiều dày mỏng, bị uốn nếp, đứt gẫy phức tạp ở tỉnh Steung Treng. Các chỉ số hoá lý: nhiệt năng 7,600-8,100 kcal/kg, chất bốc 30%, độ tro 37,8%, lưu huỳnh 0,7-3,77%.
QUAN HỆ KINH TẾ CỦA CAMPUCHIA VỚI VIỆT NAM
Quan hệ kinh tế thương mại giữa 2 nước phát triển tốt.
Về thương mại, kim ngạch buôn bán hai chiều tăng liên tục. Năm 2000 đạt 180 triệu USD; 5 năm sau tăng lên 670 triệu USD; năm 2007 ước đạt khoảng 950 triệu USD. Việt Nam mới ký thoả thuận cho phép CPC xuất khẩu 40 mặt hàng miễn thuế vào Việt Nam.
CPC xuất khẩu sang Việt Nam các mặt hàng như nguyên phụ liệu thuốc lá, cao su, gỗ và các sản phẩm gỗ, nguyên phụ liệu dệt may, vải các loại, kính xây dựng, thiết bị máy móc… và nhập từ Việt Nam hàng dệt may, sản phẩm chất dẻo, dây cáp điện, dầu mỡ ăn, hải sản, rau quả, đồ gốm sứ, sữa, mỳ ăn liền, phân bón, xe đạp…
Về đầu tư, nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam đã mở văn phòng đại diện, bắt đầu đầu tư vào thị trường Campuchia (Vietnam Airlines, Agribank, Viettel, VNPT, Vinacomin…).
Tại kỳ họp lần thứ 8 Uỷ ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật giữa 2 nước tháng 10 năm 2006, hai bên nhất trí đẩy mạnh hợp tác Việt Nam-Campuchia theo 3 kênh: chính phủ-chính phủ, địa phương-địa phương, doanh nghiệp–doanh nghiệp; và thoả thuận phấn đấu nâng kim ngạch xuất khẩu 2 nước lên 2 tỷ USD vào năm 2010; mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực nông nghiệp, giáo dục đào tạo, y tế, năng lượng, giao thông vận tải, du lịch…; khuyến khích đầu tư của Việt Nam vào Campuchia (trồng cây cao su, xây dựng bệnh viện, đường sá, thuỷ điện, thăm dò khai thác khoáng sản, dầu khí…); tăng cường hợp tác phát triển giữa các tỉnh giáp biên, đặc biệt ở những khu vực có cửa khẩu quốc tế (hiện có 5 cặp cửa khẩu quốc tế giữa 2 nước: Mộc Bài-Bavet,Tịnh Biên-Phnom Din, Bo Nuê-Snoul, Samat-Tropeng Phlong, Vĩnh Xương-Thường Phước-Kom Samno-Koh Roca); và tăng cường hợp tác trong khuôn khổ hợp tác tiểu vùng, nhất là các dự án trong ‘’tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia”.

Bài viết liên quan